Đóng lại
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Năm học 2019-2020 - Ma trận đề kiểm tra 1 tiết - Học kì I - Lịch sử 10

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – HỌC KÌ I – LỊCH SỬ 10, NĂM HỌC 2019 – 2020

 

I/ MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:

1. Kiến thức: Đánh giá kiến thức học sinh qua một số chương:

* Học sinh biết:

- Biết được nguồn gốc loài người, đặc điểm của vượn cổ, người tối cổ và người tinh khôn.

- Những tiến bộ trong chế tạo công cụ lao động và cuộc sống của người tối cổ và người tinh khôn.

- Trình bày được các mốc thời gian con người tìm thấy và sử dụng công cụ kim loại..

- Trình bày được điều kiện tự nhiên, sự phát triển kinh tế, thế chế chính trị và thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây.

- Nắm được tình hình kinh tế, chính trị, chính sách đối ngoại của Trung Quốc qua các triều đại Tần – Hán, Đường, Minh, Thanh.

- Biết được các thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến.

- Trình bày được sự ra đời của các quốc gia Ấn và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ.

- Biết được sự thành lập, phát triển và suy vong của hai vương triểu phong kiến ngoại tộc của Ấn Độ là Đêli và Môgôn.

* Học sinh hiểu và vận dụng:

- Lý giải được vì sao việc tìm ra lửa, chế tạo ra cung tên lại lại một phát minh lớn của con người?

- So sánh điểm giống và khác giữa thị tộc và bộ lạc.

- So sánh được các tiêu chí giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.

- Lý giải được vì sao văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Tây lại phát triển hơn văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông.

- Giải thích cuối mỗi triều đại phong kiến Trung Quốc lại thường diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân.

- Giải thích được một thành tựu văn hóa Trung Quốc có sự ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phương Tây.

- Liên hệ ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc đối với Việt Nam.

- Phân tích những chính sách tích cực của vua A- cơ – ba có tác động như thế nào đối với đất nước Ấn Độ.

- Lý giải vì sao Ấn Độ được xem như trung tâm văn minh nhân loại. Liên hệ những giá trị văn hóa của Ấn Độ vẫn gìn giữ và bảo tồn ở Việt Nam.

2. Thái độ, tình cảm:

- Giúp học sinh tích cực và tự giác, nghiêm túc trong kiểm tra.

3. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng tái hiện, ghi nhớ, liệt kê, trình bày sự kiện.

- Rèn luyện kỹ năng khái quát để đi đến nhận định, đánh giá, liên hệ vận dụng vào thực tiễn về những kiến thức lịch sử Việt Nam.

4. Phát triển năng lực:

- Hình thành năng lực tư duy độc lập, thực hành bộ môn.

- Biết lập luận, liên hệ để giải quyết vấn đề, biết rút ra những bài học kinh nghiệm.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA

+ Tự luận và trắc nghiệm (50% TN, 50% TL): 20 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận

+ Thời gian: 45 phút

III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:

 

 

Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

1. Xã hội nguyên thủy

- Nêu được sự xuất hiện loài người và quá trình phát triển của con người

- Nêu đời sống vật chất và quan hệ xã hội của Người tối cổ và Người tinh khôn.

- Thời gian tìm được dấu tích Người tối cổ, Địa điểm, Tiến hóa trong cấu tạo hình thể

- Thời đại người tinh khôn xuất hiện? Bước hoàn thiện về hình dáng và cấu tạo cơ thể được biểu hiện như thế nào?

- Nguồn gốc của loài người, nguyên nhân quyết định đến quá trình tiến hoá.

- Nêu được những biểu hiện của thị tộc và bộ lạc.

- Nêu được thế nào là Thị tộc, bộ lạc.

- Nêu được đặc điểm của thị tộc và bộ lạc.

- Hiểu những mốc và bước tiến trên chặng đường dài, phấn đấu qua hàng triệu năm của loài người nhằm cải thiện đời sống và cải bến bản thân con người.

- Sự sáng tạo của Người tinh khôn trong việc chế tạo công cụ lao động bằng đá?

- Con người từ đâu sinh ra. Các bằng chứng về sự xuất hiện con người hay từ vượn chuyển hóa thành

Giải thích được:

+ Vai trò của công cụ bằng kim loại, sự xuất hiện của tư hữu và nhà nước đối với sự tồn tại của xã hội nguyên thủy

+ Tính cộng đồng của thị tộc.

+ Thế nào là nguyên tắc vàng của xã hội nguyên thủy

-+ Vì sao tư hữu xuất hiện dẫn đến sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy.

+ Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiên.

- So sánh được sự tiến bộ về công cụ lao động, đời sống vật chất, tinh thần của người tinh khôn so với Người tối cổ.

- Những điểm giống và khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn về mặt hình thể và điều kiện sống.

- Sự khác nhau giữa công cụ đá mới và đá cũ

- Những tiến bộ trong đời sống vật chất của con người.

- So sánh được sự giống và khác nhau giữa tổ chức thị tộc và bộ lạc

- Phân tích được vì sao có sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp

- Giải thích tính cộng đồng trong xã hội nguyên thủy.

 

 

Số câu: 05

Số điểm: 1,25

Tỉ lệ: 12,5%

Số tiết: 02

2

0,5

 

5%

 

1

0,25

 

2,5%

 

2

0,5

 

5%

 

 

 

2. Xã hội cổ đại

 

- Biết được điều kiện hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông.

- Nắm sự phát triển kinh tế.

- Nêu được đặc điểm về chính trị, xã hội.

- Biết được những thành tựu văn hóa của cư dân cổ đại phương Đông.

- Thuận lợi khó khăn các ngành kinh tế chính.

- Khái niệm, tính dân chủ ở thị quốc.

- Những thành tựu chủ yếu.

- Giải thích được vì sao các quốc gia cổ đại ra đời sớm ở phương Đông.

- Lý giải được đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội.

- Giải thích được sự khác nhau về kinh tế, thể chế chính trị, xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.

- Phân tích các yếu tố tác động đến quá trình hình thành nhà nước ở phương Đông.

- So sánh được điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, thể chế chính trị, cơ cấu xã hội, văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.

 

Số câu : 5

Số điểm: 1,25

Tỉ lệ: 12,5%

Số tiết: 04

2

0,5

 

5%

 

1

0,25

 

2,5%

 

2

0,5

 

5%

 

 

 

3. Trung quốc thời phong kiến.

- Sự hình thành chế độ phong kiến ở Trung Quốc.

- Bộ máy nhà nước thời Tần Hán.

- Kinh tế, chính trị, xã hội Trung Quốc thời Đường.

- Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện như thế nào.

- Thành tựu văn hóa chủ yếu.

- Hiểu được vai trò của các triều đại đối sự phát triển chế độ phong kiến TQ.

 

- Đánh giá được những ảnh hưởng của văn hóa TQ thời phong kiến đối với văn hóa Việt Nam và thế giới.

 

Số câu: 06 (1TL)

Số điểm: 3,25

Tỉ lệ: 32,5%

Số tiết: 02

2

 

0,5

 

5%

1/2

 

1,0

 

10%

1

 

0,25

 

2,5%

1/2

 

1,0

 

10%

 

 

 

 

2

 

0,5

 

5%

 

4. Ấn Độ thời phong kiến

 

- Ấn Độ dưới thời vương triều Gup ta.

- Sự định hình văn hóa truyền thống Ấn Độ dưới thời Gupta

- Trình bày được những thành tựu về văn hóa Ấn Độ. (tôn giáo, chữ viết, văn học, kiến trúc).

- Sự ra đời của vương triều Hồi giáo Đê Li và vương triều Mô gôn.

- Thành tựu Ấn Độ dưới vương triều Hồi giáo Đê Li và vương triều Mô gôn.

- Ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ra các nước bên ngoài.

- Lí giải sự đa dạng của nền văn hóa Ấn Độ.

 

- Nguyên nhân dẫn đến sự lan tỏa văn hóa truyền thống Ấn Độ.

- Liên hệ một số thành tựu văn hóa tồn tại đến nay.

- Đánh giá về vai trò của vương triều Hồi giáo Đê li và vương triều Mô gôn trong lịch sử Ấn Độ.

- Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam.

- Rút ra vai trò của vua A cơ ba trong quá trình phát triển của Vương triều Mô-gôn.

Số câu: 06

(1TL)

Số điểm: 4,25

Tỉ lệ: 42,5%

Số tiết: 02

2

 

0,5

 

5%

1/3

 

1,0

 

10%

1

0,25

 

2,5%

 

 

 

2

 

0,5

 

5%

2/3

 

2,0

 

20%

Tổng số câu: 22 (2TL)

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ 100%

8TN + 2/3TL

 

                 4,0

 

40%

4TN + 1/2TL

 

2,0

 

20%

8TN+ 2/3TL

 

4,0

 

40%

 


Tác giả: Nguyễn Hoàng Thu
Nguồn:Nhóm Lịch sử - THPT Hà Huy Tập Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết